Top Rồng Bạch Kim

Nồng cháy, cuồng loạn, hả hê, đê mê…, n nổ hũ Rave jump

【nổ hũ Rave jump】Dòng chảy gốm Việt: Nguyễn Dương

Nồng cháy,òngchảygốmViệtNguyễnDươnổ hũ Rave jump cuồng loạn, hả hê, đê mê…, những cảm xúc ngồn ngộn nhựa sống hiển lộ mồn một qua loạt tác phẩm trên gốm của họa sĩ Nguyễn Dương. Thử sức mình với gốm, Nguyễn Dương xác định: "Tôi muốn thay đổi quan niệm quen thuộc của chính bản thân về gốm, những tác phẩm tôi tạo nên, không phải là gốm ứng dụng hay gia dụng mà chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, trang trí nghệ thuật, phản ánh hiện thực xã hội cũng như chuyển tải những suy nghĩ chất chứa trong đầu".

Dòng chảy gốm Việt: Nguyễn Dương - làm gốm cho mình - Ảnh 1.

Họa sĩ Nguyễn Dương trong không gian sáng tạo của riêng mình

THIÊN AN

Trở lại với gốm Nguyễn Dương, mảng đề tài ấn tượng là hình ảnh loài cá thòi lòi vùng nước lợ. Hỏi ra mới biết miền biển là nơi gắn liền với tuổi thơ, với kỷ niệm người nghệ sĩ, trong đó có con cá thòi lòi. Nguyễn Dương mượn hình tượng con cá không mấy đẹp đẽ vẻ ngoài, sống nơi bùn lầy, bãi bồi cửa biển, ít nhiều bị giới hạn bởi môi trường sống, không gian sống. Điều đó cũng như tâm tưởng người nghệ sĩ bị quẩn quanh trong môi trường sáng tác đã đến lúc nhàm chán, và ước mơ thoát ra, tìm về miền vui tươi, hoan lạc.

Dòng chảy gốm Việt: Nguyễn Dương - làm gốm cho mình - Ảnh 2.

Hình ảnh dân gian song hành với mảnh vỡ của gốm, tạo thành một tác phẩm đẹp lạ

Cá thòi lòi khi tạo hình, chỉ còn lại những khối, nét cơ bản nhưng rất người, có chân tay, và đầy cảm xúc dục lạc hồng trần. Sở hữu những lợi thế về ký ức, kỷ niệm, cùng tay nghề tạo hình là dân điêu khắc chính hiệu, Nguyễn Dương giải thoát cá thòi lòi khỏi giới hạn về địa lý, trở nên tươi vui, rộn ràng, tưng bừng, hoan ca khi tải trên thân mình cả khu vườn hoa lá đua chen khoe sắc. Cá giờ trông thật đẹp, rực rỡ, và gây ngạc nhiên bởi nếu hoạt động ở mảng hội họa Dương phối khá kiệm màu. Vậy mà trong gốm, Dương cho bay hết cỡ, toàn những gam màu mạnh, nóng rực đến cháy bỏng.

Dòng chảy gốm Việt: Nguyễn Dương - làm gốm cho mình - Ảnh 3.

Nét hoan hỉ của con cá thòi lòi khi thoát khỏi vùng bùn lầy để vào… vườn dạo chơi

Tâm sự chuyện khác biệt giữa hội họa và chế tác gốm, Dương bảo: "Vẽ lên toan thế nào thì nó thế ấy, nhưng gốm thì khác, nó biến hóa ảo diệu lắm. Mỗi khi vẽ lên gốm, tôi rất thích màu men chưa nung. Qua lửa, có màu mình muốn nổi thì nó chìm và ngược lại, cũng bởi tính tùy biến trong gốm…; đây là những thứ tôi chưa kiểm soát được. Thế nên, gốm tôi chế tác, từ tạo hình, chi tiết trang trí, chỉ là bề nổi, như lớp trang điểm bề ngoài và tôi không đặt nặng những chi tiết ấy phải thế này hay thế khác, cái chính là câu chuyện, nội dung, quan niệm của cá nhân tôi ẩn chứa đằng sau hình hài tác phẩm ấy".

Dòng chảy gốm Việt: Nguyễn Dương - làm gốm cho mình - Ảnh 4.

Tạo hình gốm của Nguyễn Dương với nhiều chi tiết và màu sắc trang trí bắt mắt

Ở quan niệm khác về nghệ thuật, lấy ví dụ từ loạt tác phẩm thể hiện chiếc mâm, trên có những mảnh gốm vỡ, Nguyễn Dương kể thêm: "Nhiều người quan điểm chuyện bể vỡ là không hay. Tôi thì khác. Lúc nhỏ tôi hay theo thuyền cùng ông đi đánh cá, trên thuyền luôn có người giúp việc, thường là nhỏ tuổi nhất, gọi là xép, lo hậu cần, ăn uống. Một lần đi thuyền, xép lo mâm cơm xong, bê vào khoang, vừa đặt mâm ở đấy quay ra lấy nồi cơm thì sóng đánh ụp vỡ hết cả. Ngư dân làm việc nặng, đến bữa không nhịn được vẫn phải bốc ăn. Sau này khi vào xưởng gốm, thấy có nhiều mảnh vỡ chưa qua nung, chỉ chờ vứt bỏ, tôi sưu tầm lại và biến mảnh vỡ thành nghệ thuật".

Hình khối lạ, sắc men lạ, họa tiết trang trí trên men cũng lạ nốt, cái lạ ấy được Nguyễn Dương định vị như một nhiễu nhại với đời, coi đó như thứ giả tạo, bề ngoài, khoe mẽ, chưa đủ để nói lên giá trị, cốt cách ẩn sâu trong từng hình hài của tác phẩm. Nguyễn Dương định vị rõ: "Gốm tôi làm khá kén người xem, tôi làm gốm trước hết là cho mình, thỏa mãn mình, còn người xem tùy cảm nhận, có yêu thích hay ghét chê là quyền tự do mỗi người".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap